HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Phác đồ điều trị cung cấp một bộ chuẩn chất lượng tổng hợp các tiêu chí khắt khe gồm chẩn đoán, xử trí, điều trị, cách chăm sóc… phù hợp với điều kiện thực hành lâm sàng tốt nhất trong khoảng chi phí phù hợp của một cơ sở y tế.
Theo Quyết định số 4068/QĐ-BYT ngày 29/07/2016 của Bộ Y tế: Phác đồ điều trị (Protocol) là tài liệu chi tiết hóa/cụ thể hóa của hướng dẫn điều trị.
Phác đồ điều trị là văn bản, tài liệu do Giám đốc Bệnh viện ban hành bao gồm trình tự các thao tác điều trị bệnh đã được vạch sẵn, là một tài liệu đã được tóm tắt, sơ đồ hóa nhằm cung cấp thông tin ngắn gọn nhưng đầy đủ về các bước xử trí, điều trị bệnh. Phác đồ điều trị của Bệnh viện là căn cứ pháp lý trong thực hiện hoạt động chuyên môn trong phạm vi Bệnh viện đó.

 

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ DO BỆNH VIỆN BAN HÀNH PHẢI ĐẢM BẢO 3 YÊU CẦU

 

1. Thể thức và bố cục tương đồng với thể thức và bố cục của hướng dẫn điều trị được quy định tại Quyết định số 4068/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn biên soạn quy trình chuyên môn khám, chữa bệnh. Một tài liệu phác đồ điều trị thường bao gồm các nội dung:

   (1) Định nghĩa về bệnh
(2) Nguyên nhân
(3) Chẩn đoán: Chẩn đoán xác định (lâm sàng-cận lâm sàng); Chẩn đoán phân biệt.
(4) Điều trị: nguyên tắc điều trị,điều trị cụ thể (nội khoa-ngoại khoa).
(5) Tiên lượng biến chứng.
(6) Phòng bệnh.
(7) Văn bản, tài liệu làm căn cứ để xây dựng phác đồ điều trị.
2. Nội dung phù hợp với điều kiện thực hành lâm sàng của Bệnh viện (danh mục thuốc, vật tư, cận lâm sàng…), nhưng không được trái với hướng dẫn điều trị và các văn bản quy định khác do Bộ Y tế ban hành. Khi hướng dẫn điều trị được Bộ Y tế điều chỉnh, sửa đổi hoặc có những quy định mới của Bộ Y tế khác với nội dung trong phác đồ điều trị hoặc điều kiện thực hành lâm sàng của Bệnh viện có sự thay đổi thì nội dung của phác đồ điều trị cũng phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
3. Thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình xây dựng và ban hành:
(1) Trưởng khoa xây dựng phác đồ điều trị thuộc phạm vi thực hiện.
(2) Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp thẩm định.
(3) Hội đồng Thuốc và điều trị phân tích và kết luận.
(4) Giám đốc Bệnh ký quyết định viện ban hành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *